37 Fly
Chào bạn,hãy đăng nhập - đăng ký để sử dụng mọi quyền member trên website bạn nhé!
37 Fly
Chào bạn,hãy đăng nhập - đăng ký để sử dụng mọi quyền member trên website bạn nhé!
37 Fly
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

37 Fly

Khẳng Định Giá Trị Đích Thực Của Bạn
 
Trang ChínhTrang ChuGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đếm Web miễn phí
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» CK Chicken: Sip.talent vs MuaBuon
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeSat May 12, 2012 8:26 pm by Administrators

» Công thành #2
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeSat May 12, 2012 8:22 pm by Administrators

» CK Star: ChimSeDiNang vs Nextgarung
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeSat May 12, 2012 8:18 pm by Administrators

» Hero - Anh Hùng
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeSat May 12, 2012 12:59 am by Administrators

» Những thước film được cho là có thật về ma, quỷ
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeFri May 11, 2012 10:38 pm by Administrators

» Khi Trái Đào Chín
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeFri May 11, 2012 10:01 pm by Administrators

» Xác Sống - Kill Them
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeFri May 11, 2012 10:00 pm by Administrators

» Thiên Sứ Tình Yêu
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeFri May 11, 2012 9:46 pm by Administrators

» Văn võ trạng nguyên
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeFri May 11, 2012 9:44 pm by Administrators

» Quán Trọ Thần Tài
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeFri May 11, 2012 9:31 pm by Administrators

» Thục sơn kỳ hiệp
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeFri May 11, 2012 8:12 pm by Administrators

» Đầu Đường Sát Thủ - iron man I
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeThu May 10, 2012 7:38 pm by Administrators

» Song Long Hội
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeThu May 10, 2012 7:33 pm by Administrators

» My Wife Is A Gangster III
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeThu May 10, 2012 7:30 pm by Administrators

» Kim Lăng Thập Tam Thoa
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeThu May 10, 2012 7:28 pm by Administrators

» Diệt Môn - Bad Blood
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeThu May 10, 2012 7:25 pm by Administrators

» Sát Thủ [Full]
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeThu May 10, 2012 7:23 pm by Administrators

» Thập Nguyệt Vi Thành (Full)
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeThu May 10, 2012 7:21 pm by Administrators

» Xích Bích II Full HD
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeThu May 10, 2012 7:19 pm by Administrators

» Nhu Đạo Long Hổ Bang
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeThu May 10, 2012 7:14 pm by Administrators

Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of 37 Fly on your social bookmarking website
Top posters
Administrators (286)
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Vote_lcap1BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_voting_barBÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Empty 
Mr. Candy (275)
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Vote_lcap1BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_voting_barBÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Empty 
soilonely89 (201)
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Vote_lcap1BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_voting_barBÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Empty 
♥ Vào Đời ♥ (165)
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Vote_lcap1BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_voting_barBÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Empty 
ngokxjt... vì ju (108)
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Vote_lcap1BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_voting_barBÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Empty 
Manly (98)
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Vote_lcap1BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_voting_barBÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Empty 
hanhphuca0_nol0ve (75)
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Vote_lcap1BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_voting_barBÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Empty 
liliti (48)
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Vote_lcap1BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_voting_barBÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Empty 
p3_m3o_kut3 (31)
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Vote_lcap1BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_voting_barBÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Empty 
Khách (28)
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Vote_lcap1BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_voting_barBÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Empty 
Similar topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

 

 BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
ngokxjt... vì ju
Angle Club
Angle Club
ngokxjt... vì ju


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 108
Birthday : 15/07/1986

Join date : 10/12/2011

Age : 37
Đến từ : heaven tears
Nghề Nghiệp : love


BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Empty
Bài gửiTiêu đề: BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :    BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeWed Feb 29, 2012 8:27 am








Để có được một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, bạn nên tham khảo các bí quyết dưới đây để có được một kết quả tốt đẹp.

1.
Xác định rõ ý tưởng kinh doanh của bạn và có thể nói một cách ngắn gọn,
rõ ràng về ý tưởng này. Bạn phải nắm chắc được nhiệm vụ của mình.

2.
Kiểm chứng lại động cơ của bạn. Hãy đảm bảo là bạn có một đam mê đối
với việc sở hữu một doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh
vực mà bạn đang có ý định đặt chân vào.

3. Sẵn sàng bỏ thời gian, kỷ luật, tiếp tục học hỏi và có sự sốt sắng trong việc xây dựng và sở hữu doanh nghiệp.

4.
Tiến hành nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, bao gồm sản phẩm,
giá cả, các chương trình khuyến mại, quảng cáo, kênh phân phối, chất
lượng, dịch vụ và đánh giá các tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng tới
doanh nghiệp của bạn.

5. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các
doanh nghiệp nhỏ khác, các nhà cung cấp, các chuyên gia, các cơ quan
nhà nước, các nhà tuyển dụng, các tổ chức thương mại và các triển lãm
thương mại. Hãy luôn cập nhật thông tin, luôn đưa ra các câu hỏi và tìm
kiếm thật nhiều thông tin càng tốt.








BÀi 2: Hoạch định một kế hoạch kinh doanh hiệu quả:




Lập kế hoạch kinh doanh là một
bước quan trọng mà bất cứ một nhà doanh nghiệp cẩn trọng nào cũng cần
tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào.
Giá trị lớn
nhất mà bản kế hoạch kinh doanh của bạn tạo ra là nó phác ra được một
bức tranh trong đó đánh giá tất cả sự vững mạnh kinh tế của doanh nghiệp
của bạn bao gồm việc mô tả và phân tích các viễn cảnh tương lai kinh
doanh của bạn.
Những điều cần tránh trong Bản Kế hoạch Kinh doanh của
bạn: Đưa ra một số giới hạn về dự đoán cho tương lai dài hạn (trên 1
năm). Tốt nhất là gắn nó với những mục tiêu ngắn hạn và điều chỉnh bản
kế hoạch khi công việc kinh doanh của bạn diễn ra . Nhiều khi việc lập
kế hoạch lâu dài trở nên vô nghĩa vì tình hình kinh doanh của bạn trên
thực tế có thể thay đổi rất nhiều so với ý tưởng ban đầu của bạn.
Trong
thực tế, để bù lại việc quá lạc quan, hãy trở nên cực kỳ bảo thủ khi
khi dự đoán về nhu cầu vốn, thời gian, doanh thu và lợi nhuận. Chỉ có
vài bản kế hoạch là dự đoán chính xác lượng tiền và thời gian cần thiết
thôi.
Đừng quên giải thích rõ ràng về các chiến lược của bạn trong tình huống kinh doanh không thuận lợi.
Không
nên phụ thuộc hoàn toàn vào tính độc đáo của loại hình kinh doanh của
bạn hoặc thậm chí đó là một sáng chế đã được cấp bằng. Sự thành công
thường đến với những người bắt đầu kinh doanh với những lợi ích kinh tế
to lớn và không nhất thiết phải là những sáng kiến vĩ đại .


hình Bản Kế hoạch Kinh doanh: Một sự đánh giá có hệ thống về tất cả các
yếu tố có tầm quan trọng đối với mục tiêu và mục đích kinh doanh của bạn
Dưới đây là một số chủ đề mà bạn có thể chỉnh sửa trong bản kế hoạch của bạn:
Tuyên bố về mục đích: Đây là một bản phác họa chính xác những mục tiêu và mục đích kinh doanh của bạn.
Con
người: Thành tố quan trọng nhất cho sự thành công của bạn chính là bản
thân bạn. Tập trung vào việc làm thế nào để những kinh nghiệm trước đây
của bạn có thể áp dụng vào công việc kinh doanh mới. Chuẩn bị một bản lý
lịch tóm tắt của bạn và của những người cùng với bạn thành lập doanh
nghiệp mới. Hãy đưa ra các thông tin thành thật, tránh thổi phồng. Trong
bản kế hoạch kinh doanh của bạn, phần này sẽ được các bên cho vay, chủ
đầu tư và các nhà cung cấp nghiên cứu kỹ lưỡng. Mẫu chuẩn bị lý lịch tóm
tắt thường có sẵn trong thư viện của bạn, và trên Internet dưới tiêu đề
"resumes" hoặc CV.
Tuy nhiên bạn không thể là một người khác được.
Nếu như bạn không có khả năng thực hiện một chức năng quan trọng nào,
hãy nêu trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Ví dụ, nếu bạn không có
khả năng đào tạo cho nhân viên, hãy cho biết bạn sẽ giải quyết thiếu sót
này như thế nào. Bạn có thể đưa một đối tác của mình vào trong bản kế
hoạch hoặc lên kế hoạch thuê người vào nhằm cung cấp những kỹ năng mà
bạn không có. Cung cấp tiểu sử của toàn bộ đội ngũ quản lý tương lai của
doanh nghiệp.
Sơ lược về họat động kinh doanh của bạn: Xác định và
mô tả hoạt động kinh doanh mà bạn dự định tiến hành và kế hoạch chính
xác bạn định thực hiện công việc như thế nào. Hãy tập trung vào thị
trường chuyên biệt mà bạn dự định hoạt động.
Đánh giá về kinh tế:
Đưa một đánh giá hoàn chỉnh về môi trường kinh doanh mà bạn dự định tham
gia. Giải thích về việc doanh nghiệp mới của bạn phù hợp như thế nào
với cơ quan quản lý nhà nước và nhân khẩu mà bạn sẽ phải làm việc.
Đánh
giá dòng lưu chuyển tiền mặt: Đưa ra báo cáo dòng lưu chuyển tiền mặt
trong 1 năm bao gồm cả các yêu cầu về vốn của bạn. Đưa ra đánh giá của
bạn về những gì có thể có vấn đề và cách bạn giải quyết nó như thế nào.
Đưa ra kế hoạch marketing và kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh.
Nhắc đến các trang web hữu ích của chính phủ như Hỗ trợ và phát triển Doanh nghiệp Nhỏ.

6 bước để có một Bản Kế hoạch Kinh doanh Hoàn hảo

1. Viết ra ý tưởng kinh doanh cơ bản của mình. .
2. Thu thập tất cả các số liệu bạn có thể có về tính khả thi và chi tiết của ý tưởng kinh doanh của bạn.
3. Tập trung và sàng lọc ý tưởng của mình trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp.
4.
Phác họa các chi tiết về mô hình kinh doanh của bạn. Sử dụng phương
pháp tiếp cận với các câu hỏi “cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào” có
thể giúp ích tốt cho bạn trong việc này.
5. Làm cho bản kế hoạch
của bạn thật hấp dẫn để nó không những cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu
sắc mà có thể trở thành một công cụ tốt trong khi làm việc với các mối
quan hệ có tầm quan trọng đối với bạn.
6. Kiểm tra xem bản kế hoạch của bạn có bao gồm các yếu tố cần thiết giúp kinh doanh thành công mà tôi đưa ra sau đây hay không.

Có một ý tưởng kinh doanh tốt. Một sai lầm phổ biến nhất mà các nhà
doanh nghiệp thường mắc phải là không chọn đúng ngành kinh doanh để bắt
đầu. Cách tốt nhất để biết về tương lai của loại hình kinh doanh mà bạn
chọn là làm việc cho ai đó trong lĩnh vực này trước khi bạn bắt đầu việc
kinh doanh của riêng mình. Có thể sẽ có một khoảng cách lớn giữa ý
tưởng kinh doanh doanh của bạn và thực tế.
• Am hiểu về thị trường của mình
• Ở trong một ngành kinh doanh ổn định, phát triển và lành mạnh.
• Có năng lực quản lý.
• Khả năng kiểm soát về tài chính.
• Một sự tập trung kiên định vào việc kinh doanh.








Bài 3: Tổng quan lập kế hoạch kd






Kế hoạch kinh doanh là gì ?
2. Chủ đề và cơ cấu một kế hoạch kinh doanh là gì ? 3. Lập kế hoạch kinh
doanh như thế nào ? 1. Kế hoạch kinh doanh là gì ?




Một
kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị bằng tài liệu viết tay do cá nhân chủ
doanh nghiệp mô tả một cách thực tế về mục đích và các mục tiêu của
kinh doanh, cùng các bước và tài chính cần thiết để đạt được mục đích
đó. Đồng thời kế hoạch này cũng được xem như là một "đề xuất", một
"quảng cáo" hoặc một "kế hoạch của một trò chơi". Kế hoạch kinh doanh
thường được sắp xếp theo 4 chức năng chính trong kinh doanh như
Marketing, sản xuất hoặc dịch vụ, tổ chức, tài chính. Đặt ý tưởng kinh
doanh của bạn hoặc việc kinh doanh hiện nay của bạn trên giấy dưới hình
thức một kế hoạch kinh doanh, chấp nhận sự cam kết, nghiên cứu và một
loạt các công việc nặng nhọc.


2. Chủ đề và cơ cấu một kế hoạch kinh doanh là gì ?


rất nhiều sự lựa chọn khác nhau trong việc hình thành cơ cấu kế hoạch
kinh doanh. Tất cả sự lựa chọn sẽ bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản của kinh
doanh - Marketing, sản xuất, tổ chức, tài chính. Đây là một ví dụ :

1. Tóm tắt thực thi
1. 1 Đối tượng
1. 2 Nhiệm vụ
1. 3 Mấu chốt cơ bản để thành công

2. Tóm tắt kinh doanh
2. 1 Quyền sở hữu công ty
2. 2 Tóm tắt khởi sự doanh nghiệp
Mô tả lịch sử của dự án - sản phẩm, thị trường, địa điểm, hình thức pháp lý, kế hoạch thực hiện & kế hoạch tài chính.
2. 3 Các sản phẩm và dịch vụ
Tóm tắt sản phẩm/dịch vụ được chào bán/ cung cấp
2. 4 Vị trí của công ty và các điều kiện thuận lợi
Địa
điểm của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để giảm giá các chi phí hoặc
tăng các cơ hội của các khách hàng dừng chân tại doanh nghiệp để xem các
sản phẩm hoặc yêu cầu các dịch vụ của bạn. Địa điểm phụ thuộc vào các
loại hình kinh doanh như bán lẻ, định hướng dịch vụ hoặc quan hệ sản
xuất. Có một số yếu tố quan trọng để xem xét địa điểm cũng như tiếp cận
nguồn nguyên liệu thô, tiếp cận thị trường và các kênh phân phối, các
phương tiện sẵn có để vận chuyển, hiệu quả & giá lao động lành nghề
rẻ...

3. Các sản phẩm và các dịch vụ
3. 1 Mô tả sản phẩm và dịch vụ :

tả vắn tắt về sản phẩm, kích cỡ, màu sắc, hình dáng và hàng loạt các
sản phẩm được chào bán hoặc đặc điểm của dịch vụ được cung cấp. Giới
thiệu công dụng, những lợi ích, dù đó là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc
đã có.
3. 2 So sánh sự cạnh tranh
Xác định cái gì sẽ làm cho sản
phẩm/dịch vụ trở thành độc nhất trên thị trường. Liệu đó sẽ là một sản
phẩm có chất lượng tốt hơn những sản phẩm đang có mặt hiện nay hay giá
cả sẽ là một khác biệt đáng kể làm cho sản phẩm bán ra được dễ dàng hơn ?
Những đặc điểm sẽ làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của các đối thủ
cạnh tranh có thể là gì ?
3. 3 ấn phẩm quảng cáo chào hàng
3. 4 Tìm nguồn
Xác
định các nguồn khác nhau về nguyên liệu thô và nhân công và khả năng
sẵn có trong năm nhằm mục đích bảo đảm cho sự sản xuất liên tục. Dự tính
những vấn đề có thể xảy ra với các nguồn và tìm kiếm các giải pháp.
3. 5 Công nghệ
Xác
định trang thiết bị máy móc cần thiết để sản xuất và dự tính những chi
phí chính xác. Nhìn chung việc này sẽ tốt hơn nhiều nếu bắt đầu xây dựng
với quy mô vừa phải, bắt đầu từ một toà nhà nhỏ hoặc thậm chí thuê địa
điểm và có trang thiết bị máy móc cần thiết tối thiểu. Chu kỳ sử dụng có ích của máy móc và các trang thiết bị phải được xem xét trong phần này, có tính đến khấu hao..
3. 6 Các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai

4. Phân tích thị trường

4. 0 Tóm tắt
4. 1 Phân đoạn thị trường
Mô tả toàn cảnh địa lý (đó là nơi mà hầu hết các sản phẩm được bán ra) và nhóm mục tiêu cụ thể trong dân số thuộc khu vực đó.
4. 2 Phân tích ngành

4. 2. 1 Các thành viên tham gia đến ngành
Xác
định khách hàng mục tiêu rõ ràng, có thể cũng như các tính cách của họ
và hồ sơ về tuổi tác, giới tính, thu nhập, thực tiễn mua hàng, các kênh
tiêu dùng, cách sống và thị hiếu nhằm mục đích đảm bảo rằng sản phẩm cần
thiết phù hợp với nhu cầu và cũng như những mong muốn của họ. Nếu họ là
các tổ chức khác hoặc các doanh nghiệp, khối lượng tiêu dùng của họ và
tiến trình tạo ra quyết định trong việc mua sản phẩm và thanh toán cũng
nên được xem xét đến.
4. 2. 2 Các kiểu phân phối.
Lựa chọn kênh
phân phối đạt kết quả nhất về sản phẩm/dịch vụ xem xem sản phẩm/dịch vụ
nên được trực tiếp bán cho các khách hàng hay bán thông qua trung gian.
4. 2. 3 Các kiểu cạnh tranh và mua hàng
4. 2. 4 Các đối thủ cạnh tranh chính
Miêu
tả những đối thủ cạnh tranh hiện có mặt trong khu vực thị trường, điểm
mạnh, điểm yếu, tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp của bạn
4. 3 Phân tích thị trường

5. Chiến lược và việc thực hiện
5. 0 Tóm tắt
5. 1 Chiến lược Marketing
Hình
thành chiến lược marketing nghĩa là lập kế hoạch phù hợp, cân đối và
hợp nhất chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, chiến lược giá cả, chiến
lược phân phối và chiến lược quảng cáo. Đây là sự cần thiết cho một
doanh nghiệp mới nhằm mục đích bước vào thị trường xác định và cạnh
tranh nhiều hơn là các doanh nghiệp hiện có.
5. 1. 1 Thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường
5. 1. 2 Chiến lược giá cả
Lựa chọn chiến lược giá cả thích hợp mới vì đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp
5. 1. 3 Chiến lược hỗ trợ
Quảng
cáo là cần thiết để hấp dẫn và thuyết phục người mua để mua sản phẩm
của bạn và không mua của các đối thủ cạnh tranh của bạn nhằm mục đích
đạt được những doanh thu dự tính. Hỗ trợ bán hàng nói chung được chia
thành quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, ấn phẩm và bán hàng cho cá nhân. Cần
phải xem xét kỹ ngân sách chi cho hỗ trợ trong kế hoạch kinh doanh.
5. 1. 4 Chiến lược phân phối
Xác định người trung gian tiềm năng để liên hệ nhằm mục đích đạt được doanh thu chỉ tiêu
5. 1. 5 Chương trình marketing

5. 2 Chiến lược bán hàng
5. 2. 1 Dự báo bán hàng
Dự
tính doanh thu chỉ tiêu trong tháng và hàng năm trên cơ sở tối thiểu là
5 năm tiếp theo. Đây là một yếu tố chính của kế hoạch kinh doanh. Thực
tế hơn, đó là sự chính xác hơn những dự tính khác có thể.
5. 2. 2 Kế hoạch bán hàng
5. 3 Liên minh các chiến lược
5. 4 Dịch vụ và hỗ trợ
Mô tả dịch vụ phụ được chào bán hàng cùng các sản phẩm/dịch vụ chính nhằm thoả mãn các nhu cầu khác của khách hàng.
5. 5 Các điểm mốc quan trọng


6. Quản lý
6. 0 Tóm tắt
6. 1 Cơ cấu tổ chức
Xác
định rõ một hình thức đăng ký kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khi
đăng ký kinh doanh dựa chủ yếu vào kinh nghiệm chủ sở hữu trong quản lý
kinh doanh và khía cạnh chuyên môn. Chuẩn bị một sơ đồ tổ chức mà trong
đó từng chức năng được minh họa cụ thể.
6. 2 Nhóm quản lý
Mô tả
nhân sự chủ chốt trong nhóm quản lý về mặt hiểu biết, kinh nghiệm quan
hệ kinh doanh, trình độ học vấn và trách nhiệm của họ trong kinh doanh
6. 3 Sự khác biệt của nhóm quản lý
6. 4 Kế hoạch nhân sự
Dựa
vào biểu đồ tổ chức xác định kế hoạch để thuê nhân sự cấn thiết, chuẩn
bị phần miêu tả công việc, các tiêu chí để lựa chọn, tiền thù lao và các
phụ cấp khác cho nhân viên.
6. 5 Xem xét các phần quản lý khác


7. Kế hoạch tài chính
7. 1 Những giả định quan trọng
Đưa ra những điều kiện quan trọng mà thiếu chúng phần kế hoạch tài chính có thể bị thất bại.
7. 2 Các chỉ số tài chính cơ bản
7. 3 Phân tích điểm hoà vốn
Điểm
hoà vốn là mức sản xuất mà ở đó doanh nghiệp không thu được lợi nhuận
hoặc cũng không bị lỗ. Sản xuất trên mức này sẽ có lãi và sản xuất dưới
mức này sẽ làm doanh nghiệp bị lỗ. Điểm này có thể được tính toán bằng
giá trị sản lượng sản xuất, tỉ lệ % hoặc doanh thu.
7. 4 Lỗ lãi dự kiến
Bản
báo cáo lãi, lỗ cho biết kết quả của hoạt động kinh doanh trong một
thời gian nhất định ( tháng hoặc năm). Nó có thể được tính bằng cách lấy
doanh thu trừ đi các chi phí hoạt động trong cùng thời gian.
7. 5 Dự kiến lưu chuyển tiền mặt
Báo
cáo lưu chuyển tiền mặt trong doanh nghiệp cho biết các nguồn (đầu vào)
và việc sử dụng (đầu ra) tiền trong kinh doanh của năm đó. Bằng cách
lập kế hoạch về lưu chuyển tiền mặt của doanh nghiệp, bạn sẽ dự tính
được khi nào bạn cần một khoản tiền mặt bổ sung và khi nào bạn có thể có
thêm một khoản tiền dư. Nếu bạn vay từ ngân hàng thì họ sẽ phải biết kế
hoạch lưu chuyển tiền mặt của bạn.
7. 6 Bản dự tính cân đối kế toán
Bảng
cân đối kế toán là báo cáo tài sản (tích sản) và trái vụ nghĩa vụ tài
chính, đưa ra một bức tranh về tài chính của doanh nghiệp tại một thời
điểm nhất định, ví dụ vào cuối năm
7. 7 Tỉ lệ kinh doanh
Trong
phần cuối của kế hoạch kinh doanh, cần thiết phải kiểm tra tính khả thi
của dự án về mặt tài chính. Liệu lợi nhuận của năm đầu tiên có đủ để trả
nợ và hoàn trả lãi suất không? Điều gì xẩy ra với khả năng sinh lời dự
kiến nếu chi phí nguyên liệu thô tăng 10%? Cái gì nếu dự toán doanh thu
chỉ có 80% là hiện thực ? Doanh nghiệp có thể phải có nghĩa vụ trả lãi
bằng tiền mặt hàng tháng ? Các tỉ lệ tài chính khác nhau được sử dụng để
trả lời tất cả các vấn đề như vậy.


Có được trợ giúp chuyên môn trong việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh


Các
chủ đề của kế hoạch kinh doanh mà các chủ doanh nghiệp thường thấy khó
khăn hơn cả đó là phần marketing và tài chính. Nếu bạn thực sự muốn bắt
đầu, mở rộng hoặc nâng cao khả năng kinh doanh của bạn, điều đó hoàn
toàn đáng để thu lượm các kiến thức chuyên sâu về lập kế hoạch kinh
doanh của bạn. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là bạn tham
khảo tư vấn kinh doanh từ những bạn bè gần bạn. Bạn có thể tìm đến các
nhân viên ở các Trung tâm tư vấn doanh nghiệp đã có quan hệ với các chi
nhánh của chúng tôi ở các tỉnh hoặc nơi nào đó. Đồng thời bạn có thể
liên hệ trực tiếp với chúng tôi.


Những chi phí bỏ ra ban đầu



rất ít các kế hoạch kinh doanh - hoặc doanh nghiệp mà không chỉ ra được
những khoản lố ở giai đoạn đầu thực hiện việc kinh doanh. Những khoản
lỗ này về cơ bản xẩy ra do các chi phí ban đầu dành cho việc khởi sự
doanh nghiệp và doanh thu còn thấp khi mới bắt đầu kinh doanh. Mức độ và
kỳ kế toán có thể thay đổi lớn từ một lĩnh vực kinh doanh đến một lĩnh
vực kinh doanh kế tiếp theo. Đồng thời cũng phụ thuộc vào việc bạn sử
dụng phương pháp giải ngân vốn tài trợ từ bên ngoài, vào các chi phí và
phương pháp hoàn trả có liên quan đến nguồn tài chính này.


3. Lập kế hoạch kinh doanh như thế nào ?


Ý
tưởng kinh doanh không phải là hiếm. Nhưng để biến ý tưởng kinh doanh
thành hành động kinh doanh là cả một quá trình cần chuẩn bị kỹ lưỡng.
Công đoạn đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh đó là phải lập cho được một kế
hoạch kinh doanh.


Nếu
để cho mình bạn thì có thể bạn đã biết cả trong đầu những việc cần làm
những tính toán dự trù trước khi kinh doanh. Nhưng khi cần vay vốn hay
gọi người cùng đầu tư thì khác. Tất cả những tính toán dự trù của bạn
phải được thể hiện trên giấy trắng mực đen trong một bản kế hoạch kinh
doanh với 10 yếu tố chính sau.


1. Bản tóm lược


Ấn
tượng ban đầu đối với các nhà đầu tư là quan trọng nhất. Nhiều nhà băng
không những chẳng có cả thời gian lẫn cả hứng thú để đọc hết toàn bộ
bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy trình lên trước một bản tóm tắt
toàn bộ kế hoạch kinh doanh súc tích từ 3 đến 4 trang. Trong đó, bạn
phải đề cập đến đối tượng dự định kinh doanh là gì, và hiện tại thị
trường của nó như thế nào? Quy mô công ty của bạn ra sao, ước tính doanh
thu, chi phí và lợi nhuận? Một đôi dòng trình bày về trình độ học vấn,
và các chứng chỉ bằng cấp về người sáng lập cũng là điều rất cần thiết.


Và đừng quên một điều quan trọng nữa là: Bạn cần bao nhiêu tiền để tiến hành công việc kinh doanh và tiền vốn lấy từ đâu?


2. Kinh doanh


Hãy
thu hút các nhà đầu tư bởi ý tưởng của bạn. Bạn đặt ra cái đích của
công việc kinh doanh là gì ? Bạn có muốn dành một thị phần nhất định nào
đó hay chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Hãy giải thích rõ, bằng cách nào
bạn có thể đạt được mục tiêu của mình. Hãy trình bày về chiến lược kinh
doanh. Bạn sẽ dựa vào những lỗ hổng của thị trường hay định sẽ tung ra
thị trường sản phẩm có giá rẻ hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.


Hãy
trình bày ngắn gọn về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp và sự bảo đảm
kèm theo. Nếu ai chưa chắc chắn về vấn đề này thì nên tìm đến các chuyên
gia tư vấn về thuế. Những nhà đầu tư chỉ đặc biệt quan tâm đến việc bạn
lựa chọn thị trường nào để kinh doanh nếu bản kế hoạch của bạn đề cập
tới thị trường buôn bán lẻ. Hãy mô tả ngành nghề kinh doanh. Ở một số
ngành thì tốc độ lưu thông hàng hoá cũng được đề cập đến. Do đó mạng
lưới giao thông nối kết với hệ thống xa lộ và tàu lửa là một yếu tố hết
sức quan trọng.


3. Mặt hàng kinh doanh


Bạn
kinh doanh hay cung cấp loại dịch vụ gì? Sau khi trả lời câu hỏi này,
bạn có thể tìm ra những điều mới lạ cho ý tưởng của mình. Phải cố gắng
thuyết phục những người bỏ vốn rằng không phải là một kế hoạch viển
vông, không có tính khả thi. Tại sao khách hàng lại chờ đợi và đón nhận
sản phẩm của bạn? Những thông tin liên quan đến tình hình và khả năng
phát triển của sản phẩm cũng hết sức quan trọng. Việc sản xuất sẽ được
tiến hành như thế nào? Hệ thống thiết bị, máy móc nào bạn định đưa vào
hoạt động?


Khi
sử dụng quy trình sản xuất công nghệ, cao chúng tôi khuyên bạn nên bỏ
qua những chi tiết kĩ thuật rắc rối, mà chỉ nên tập trung giải thích sao
cho đơn giản và rõ ràng tới mức có thể.


4. Thị trường


Bạn
nhìn nhận thị trường và nhóm đối tượng khách hàng cho sản phẩm kinh
doanh như thế nào? Để có thể trả lời câu hỏi này, trước hết bạn phải
điều tra, tìm hiểu thông tin ví dụ như tìm đọc các tư liệu của ngành
liên quan, hỏi han các hiệp hội, chính quyền, đến thăm các hội chợ lớn.
Khi bạn đã có cái nhìn tổng quan về toàn bộ tài liệu và đưa ra được một
đánh giá đúng, bạn có thể tập hợp được một số thông tin ví dụ như lứa
tuổi, sức mua, lối sống và số lượng của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ
nền tảng này thì mới có thể ước tính được thị phần của sản phẩm sẽ kinh
doanh.

Tuy
vậy, vẫn chưa đủ. Bạn phải so sánh lượng cung của mình so với các đối
thủ cạnh tranh để các nhà đầu tư biết rằng tại sao họ nên đầu tư cho
bạn?

5. Tiêu thụ


phần này đề cập tới chiến lược Marketing. Bạn dự định đưa sản phẩm của
mình đến với khách hàng như thế nào? Hãy miêu tả chính xác quy trình bán
hàng. Hãy thể hiện, bạn đã suy nghĩ như thế nào để thông cáo việc thành
lập công ty và sản xuất kinh doanh? Bạn cũng nên tính đến chi phí của
quảng cáo là rất đắt. Do vậy, loại hình quảng cáo nào bạn quyết định lựa
chọn? Và dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ hoạt động ra sao? Điều tối quan
trọng là giá của mặt hàng hay dịch vụ bạn sẽ kinh doanh khi đến được
tay người tiêu dùng?

6. Người chủ sở hữu

Bạn
hãy tự giới thiệu về mình và đồng thời giới thiệu những thành viên quan
trọng của công ty bạn. Bởi vì nhà băng và các nhà đầu tư muốn biết, họ
đang đặt niềm tin vào ai. Phần này sẽ chứng minh được ai là một doanh
nghiệp thật sự có năng lực. Hãy trình bày những gì bạn biết và đã được
học. Kinh nghiệm nghề nghiệp và những thành công trước đây là yếu tố
quan trọng hơn nhiều so với bằng tốt nghiệp Đại học. Những người bỏ tiền
cho bạn cũng muốn biết tại sao bạn lại muốn tự lập.

Ngoài
ra, hãy giải thích rõ những chức vụ quan trọng nào trong công ty do ai
đảm nhận. Những ai mong muốn công ty mình thực sự có chỗ đứng trên thị
trường trong tương lai thì, ngay trong thời gian đầu, cũng nên chứng tỏ
khả năng nhận định thời cơ và chú ý tới công tác quản lí nhân sự trong
vòng 5 năm tới.

7. Kế hoạch tương lai

Phải
thuyết phục được người nghe về khả năng thành công và phát triển của
lĩnh vực bạn đầu tư kinh doanh, bằng cách đưa ra những dẫn chứng cụ thể.
Phải tính toán chi phí và doanh thu thực tế, chi tiết để trên cơ sở đó
tính được số lợi nhuận thu được. Lên kế hoạch tài chính để thể hiện được
rằng các khoản doanh thu và các nguồn tài trợ vốn đều có thể đáp ứng,
chi trả cho tất cả các khoản thanh toán. Trình bày hoạt động kinh doanh
cụ thể trong vòng 4 hoặc 5 năm tới.

8. Những cơ hội và nguy cơ

Phải
thể hiện được rằng bạn đã lường trước và tính đến mọi khả năng ví dụ
như những cơ hội đặc biệt hoặc những rủi ro có thể phát sinh. Những bản
dự tính về doanh thu cũng như thu nhập thực tế trong vòng 5 năm thường
vẫn chưa có được sự đảm bảo chắc chắn cho nên bạn nên tính toán thật kĩ
một lần nữa toàn bộ kế hoạch phát triển kinh doanh của bạn trong điều
kiện thuận lợi và cả trong những tình huống bất lợi. Những yếu tố có thể
ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bạn cũng là điều nên lưu tâm.

9. Nhu cầu tài chính

Tuy
trong bản trình bày kế hoạch tương lai bạn có đề cập tới số tiền bạn
cần trong thời gian nào nhưng không nhất thiết phải nói nguồn vốn đó từ
đâu ra. Sẽ có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm ví dụ như những cá nhân, các
cơ quan tổ chức công, nhà băng và các công ty cổ phần. Hãy chọn một
hình thức liên kết hợp lí và nêu rõ ai, phải bỏ ra bao nhiêu tiền hùm
vốn và số cổ phần họ được nắm giữ.

10. Tài liệu kèm theo

Hãy
cung cấp cho những người quan tâm tất cả những thông tin liên quan cần
thiết. Gửi kèm bản lí lịch (trình bày theo bảng) của người sáng lập,
cũng như tên tuổi các thành viên quan trọng của công ty, ảnh mặt hàng
kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, đề xuất cũng như danh sách vị
trí đề cử.

Hãy
chỉ giới hạn những thông tin quan trọng nhất để bản chiến lược kinh
doanh của bạn cô đọng, súc tích. Chắc chắn nhà đầu tư sẽ không quan tâm
đến bằng tốt nghiệp tiểu học của bạn đâu!










Bài 4:Tản mạn chuyện lập KHKD:







Công việc của tôi như đang rối tung lên, mọi việc dồn đến luôn
quan trọng và cấp bách thúc ép tôi phải giải quyết. Tôi cảm thấy mình
như bị cuốn vào công việc. Tôi cố gắng tìm giải pháp bằng cách tăng thời
gian làm việc và cường độ làm việc của mình hơn nữa song dần dà sức ép
công việc khiến tôi kiệt sức.


Nhân viên dưới quyền cũng như các phòng ban trong công ty tôi dường
như thiếu sự gắn kết trong các hoạt động. Việc mà họ có thể làm là đẩy
vấn đề lên cấp trên chờ quyết định. Một lúc nào đó nhà quản lý phải đối
đầu với tình hình này và chính lúc đó họ đã đối đầu với việc thiếu hụt
một kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý.

Thông thường, trong giai đoạn đầu khi qui mô hoạt động còn nhỏ không nhiều các doanh nghiệp Việt Nam
ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng cho mình một kế hoạch kinh
doanh bài bản. Do qui mô nhỏ, mọi hoạt động dường như đều nằm trong sự
kiểm soát của chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý. Họ duy trì cách làm việc
theo cách giải quyết sự kiện và sự ăn ý gắn kết giữa các thành viên
trong nhóm như trong gia đình.

Theo thời gian, tình hình dần thay đổi thậm chí trong một số doanh
nghiệp tình hình thay đổi một cách nhanh chóng. Quy mô hoạt động sản
xuất kinh doanh phình ra nhanh chóng cùng sự phát triển nóng của xã hội
Việt Nam.
Tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trên thị trường hàng hoá
dịch vụ cũng như ngay trong thị trường về nguồn nhân lực.

Phát triển là tín hiệu tốt với doanh nghiệp song cũng đẩy họ vào tình
thế mất cân bằng. Nhà quản lý mất dần sự kiểm soát với tình hình. Nỗ
lực cá nhân không đủ bù đắp sự thiếu hụt tạo ra do áp lực công việc.
Giải quyết các sự kiện không có khả năng gắn kết tổng thể theo định
hướng xuyên suốt toàn công ty.

Thực tế này đẩy nhà quản lý - những người xa lạ với việc lập kế
hoạch, những người cho việc lập kế hoạch chỉ là công việc mang nặng lý
thuyết - đến với thực tế buộc họ phải biết dừng lại để hoạch định cho
những đường đi nước bước của mình một cách khôn ngoan hơn.

Việc lập kế hoạch kinh doanh trên thực tế là một công cụ không thể
thiếu của nhà quản lý và giống như mọi công cụ khác nó đòi hỏi nhà quản
lý phải có kỹ năng sử dụng một cách chuyên nghiệp.

Không ít nhà quản lý sử dụng không thành thạo công cụ này. Họ than
phiền kế hoạch chỉ là thứ vẽ trên giấy tờ. Kế hoạch là thứ không bao giờ
thực hiện được. Thậm chí, tệ hơn, nhân viên chẳng bao giờ thực hiện
thậm chí không biết những thứ trong kế hoạch họ đề ra. Lỗi lớn nhất mà
các nhà quản lý này mắc phải là họ đã không trả lời được hai câu hỏi lớn
nhất của một kế hoạch kinh doanh. Câu hỏi về mặt công việc và câu hỏi
về mặt con người.

Để trả lời câu hỏi về mặt công việc, một kế hoạch kinh doanh phải
được xuất phát từ việc phân tích chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ thị trường, người tiêu dùng đến kênh phân phối, công ty,
đối thủ cạnh tranh cho tới hoạt động sản xuất nguồn cung ứng. Từ kết quả
các phân tích này, nhà quản lý tổng hợp và đúc rút ra những điểm mấu
chốt quyết định điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe dọa đối với công
ty (SWOT).

Lật ngược trở lại với những điểm mạnh có được công ty sẽ phải làm gì
để khai thác tận dụng các cơ hội, khắc phục các điểm yếu và hạn chế các
đe dọa sẽ có thể xảy ra. Từ những phân tích này, để nhà quản lý xác định
cho mình một mục đích cần hướng tới và nỗ lực để đi tới mục đích của
mình bằng cách chia nhỏ thành các mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể.
Xây dựng các chiến lược, cách thức để đạt được các mục tiêu đó và cụ thể
hoá thành các kế hoạch hành động với các nguồn lực và chi phí phù hợp.

Một vấn đề cần lưu ý - mà đây cũng là một lỗi thường gặp nhất ở nhà
quản lý - là các mục tiêu trong những giai đoạn cụ thể phải đảm bảo các
tiêu chí cơ bản. Cụ thể, đo lường được, tham vọng, có thể đạt được,
tương thích và thời hạn hoàn thành (SMART).

Thêm vào đó, nó cần thiết phải trả lời được các câu hỏi: tại sao phải
thực hiện? Ai sẽ là người thực hiện? Sẽ phải thực hiện cái gì? Thực
hiện ở đâu và thực hiện bằng cách nào? Hơn thế nữa kế hoạch kinh doanh
phải được đặt trong bối cảnh qui hoạch của một chiến lược tổng thể chung
của công ty với tính nhất quán và xuyên suốt...

Với cách như mô tả ở trên, ta đã phần nào khái quát được câu trả lời
về mặt công việc. Song chỉ trả lời câu hỏi về mặt công việc là chưa đủ,
nhà quản lý cần phải trả lời câu hỏi về mặt con người. Những người tham
gia có tin vào kế hoạch của cấp trên đưa ra hay không? Họ có tin vào
người lãnh đạo dẫn dắt họ hay không? Việc hoàn thành kế hoạch đặt ra hay
không đạt được có ý nghĩa hay ảnh hưởng gì với họ hay không? Các mục
tiêu là SMART với nhà quản lý, song có SMART với họ hay không?...

Nếu câu trả lời là "không" thì nhà quản lý vẫn chưa thực sự trả lời
câu hỏi về mặt con người. Điều đó đồng nghĩa với việc dù cho một kế
hoạch có được tính toán phân tích và xây dựng công phu đến đâu đi chăng
nữa nó vẫn sẽ chỉ tồn tại trên giấy tờ và có nguy cơ thất bại cao. Hay
nói cách khác, nhà quản lý cần phải nhìn nhận vấn đề như hai mặt của một
bàn tay, một mặt là công việc, một mặt là con người.

Thiếu một trong hai mặt đó sẽ không thể tạo nên một bàn tay hay một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.




Bài 5: 5 lý do nên lập KHKD







Không có bản kế hoạch kinh doanh thì cũng giống như xây nhà mà không có bản thiết kế vậy.
Dưới đây là 5 lí do chính đáng khuyên bạn nên lập kế hoạch kinh doanh.



1. Để kiểm tra tính khả thi của các ý tưởng kinh doanh.

Viết
ra một bản kế hoạch kinh doanh là cách tốt nhất để xem một ý tưởng kinh
doanh có khả thi hay không. Dùng cách này sẽ tiết kiệm được cho bạn rất
nhiểu thời gian và tiền bạc nếu như đưa vào thực thi bản kế hoạch sẽ
bộc lộ ra liệu ý tưởng kinh doanh kia có đứng vững được hay không.


2. Mang đến công việc kinh doanh mới của bạn một cơ hội thành công đầy hứa hẹn.

Lập
kế hoạch kinh doanh sẽ buộc bạn phải chú ý đến những khía cạnh về tài
chính, điều hành, ngân sách hay tiếp thị. Có kế hoạch tốt thì mọi sự
khởi đầu của bạn sẽ trơn tru và cũng tránh được nhiều vấn đề bạn đã
lường trước khi công việc kinh doanh được xúc tiến.


3. Tìm được nguồn tài chính như vay ngân hàng chẳng hạn.

Bạn
cần tiền để mua sắm trang thiết bị, để phục vụ cho các dự án của mình
hay để mở rộng kinh doanh. Không một ngân hàng nào cho bạn vay tiền để
kinh doanh nếu bạn không trình cho họ kế hoạch kinh doanh chi tiết.


4. Để kế hoạch kinh doanh hiệu quả và có thể quản lý được.

Một
kế hoạch kinh doanh là tối cần thiết cho những ai bắt đầu khởi nghiệp
hoặc muốn củng cố lại việc làm ăn của mình. Công việc kinh doanh luôn
phát triển do đó các kế hoạch cũng phải thay đổi theo. Xem xét lại kế
hoạch ban đầu để biết mục tiêu nào đã hoàn thành, có cần thay đổi gì
không và công ty sẽ nên phát triển theo phương hướng nào.


5. Để thu hút đầu tư.

Bạn
muốn thu hút vốn để làm ăn thì cần phải hấp dẫn các nhà đầu tư bằng một
kế hoạch kinh doanh chặt chẽ. Thuyết trình cũng có thể thu hút sự quan
tâm của họ song họ vẫn cần những tài liệu được chuẩn bị cẩn thận để họ
có thể nghiên cứu trước khi quyết định bỏ tiền đầu tư.


Lập
kế hoạch kinh doanh là một việc chi phối khá nhiều thời gian nhưng hiệu
quả mà nó mang lại cho bạn xứng đáng với công sức mà bạn bỏ ra. Hãy tự
quyết định bạn có cần nó trong việc kinh doanh của mình hay không.






Cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả


BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Khkd

Làm kinh doanh mà không có bản kế hoạch kinh doanh thì cũng
giống như xây nhà mà không có bản thiết kế vậy. Do vậy, việc lập kế
hoạch kinh doanh là nội dung không thể thiếu được trong quản trị kinh
doanh. Yêu cầu đặt ra đối với nhà quản trị là có kế hoạch kinh doanh
hiệu quả. Giá trị lớn nhất của việc lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả là
nó phác ra được một bức tranh trong đó đánh giá tất cả sự vững mạnh kinh
tế của doanh nghiệp bao gồm: việc mô tả và phân tích các viễn cảnh
tương lai kinh doanh của doanh nghiệp.
Để việc lập kế hoạch
kinh doanh hiệu quả, nhà quản trị cần hiểu rõ: thế nào là kế hoạch kinh
doanh; ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh thế nào? Những yếu tố
ảnh hưởng đên việc lập kế hoạch kinh doanh và quy trình để có một bản kế
hoạch kinh doanh hiệu quả ra sao? Khi trả lời được các câu hỏi này thì
nhà quản trị hoàn toàn "yên tâm" với những bước đi tiếp theo trong toàn
bộ quá trình hoạt động kinh doanh
Khái niệm kế hoạch kinh doanh


Một
kế hoạch kinh doanh là được chuẩn bị bằng tài liệu viết tay do cá nhân
chủ doanh nghiệp mô tả một cách thực tế về mục đích và các mục tiêu của
kinh doanh, cùng các bước và tài chính cần thiết để đạt được mục đích
đó. Kế hoạch kinh doanh thường được sắp xếp theo 4 chức năng chính trong
kinh doanh như Marketing, sản xuất hoặc dịch vụ, tổ chức, tài chính.


Kế
hoạch kinh doanh nhằm xác định mục tiêu và hệ thống phương thức công cụ
phối hợp giữa các bộ phận để thực hiện mục tiêu và phản ánh quy trình
quản trị doanh nghiệp. Thông qua kế hoạch kinh doanh, toàn bộ các hoạt
động trong doanh nghiệp nằm trong một hệ thống chặt chẽ, liên hệ và gắn
bó hữu cơ với nhau. Các bộ phận trong hệ thống đó phải cùng phục vụ thực
hiện mục tiêu nhất định.


Ý nghĩa của việc lâp kế hoạch kinh doanh
Lập
kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động, làm giảm sự tác động của
những thay đổi, tránh được sự lãng phí và dư thừa, và thiết lập nên
những tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra. Vai trò của lập kế
hoạch kinh doanh được thể hiện:


· Kế hoạch kinh doanh là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong doanh nghiệp.

· Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp.

· Lập kế hoạch giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí.

· Thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra.

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kinh doanh
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Lap%20kd


bốn yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kinh doanh là: Cấp
quản lý, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, độ bất ổn của môi trường,
thời gian của mục tiêu đề ra:


Thứ nhất: Cấp quản lý

Cấp
quản lý càng cao thì việc lập kế hoạch càng mang tính chiến lược. Kế
hoạch tác nghiệp chiếm ưu thế trong công tác lập kế hoạch của các nhà
quản trị kinh doanh. Mối quan hệ giữa cấp quản lý trong một doanh nghiệp
với các loại kế hoạch lập ra được minh họa qua sơ đồ sau:


Thứ hai: Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp


bốn giai đoạn trong chu kỳ sống và chu kỳ kinh doanh mà doanh nghiệp
trải qua là hình thành, tăng trưởng, chín muồi và suy thoái. Việc lập kế
hoạch không đồng nhất qua các giai đoạn này được thể hiện qua hình: Độ
dài qua các giai đoạn khác nhau và tính cụ thể của các kế hoạch cũng
khác nhau.



  • Trong
    giai đoạn hình thành (giai đoạn bắt đầu đi lên của chu kỳ kinh doanh)
    những người quản trị thường phải lập kế hoạch định hướng. Thời kỳ này
    rất cần tới sự mềm dẻo và linh hoạt vì mục tiêu có tính chất thăm dò,
    nguồn chưa được xác định rõ, thị trường chưa có gì chắc chắn.
  • Trong
    giai đoạn tăng trưởng: các kế hoạch có xu hướng ngắn hạn và thiên về cụ
    thể vì các mục tiêu được xác định rõ hơn, các nguồn đang được đưa vào
    thị trường cho đầu ra đang tien triển.
  • Giai
    đoạn chín muồi: Tính ổn định và tính dự đoán được của doanh nghiệp là
    lớn nhất, nên kế hoạch dài hạn và cụ thể trong giai đoạn này là thích
    hợp.
  • Giai
    đoạn suy thoái: kế hoạch chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn, từ cụ thể
    sang định hướng. Giống như giai đoạn đầu, thời kỳ suy thoái cần tới sự
    mềm dẻo vì các mục tiêu phải được xem xét và đánh giá lại, nguồn cũng
    được phân phối lại cùng với những điều chỉnh khác.

Thứ 3: Độ bất ổn của môi trường.

Môi
trường càng bất ổn bao nhiêu thì kế hoạch càng mang tính định hướng và
ngắn hạn bấy nhiêu. Những doanh nghiệp hoạt động trong môi trường tương
đối ổn định thường có những kê hoạch dài hạn, tổng hợp và phức tạp,
trong khi những doanh nghiệp hoạt động trong môi trường động lại có
những kế hoạch hướng ngoại và ngắn hạn.


Thứ tư: Thời gian của mục tiêu đề ra.
Kế
hoạch dài hay ngắn phụ thuộc vào kế hoạch đó nhằm thực hiện mục tiêu
gì. Kế hoạch cho một thời gian quá dài hay quá ngắn đều phi hiệu suất.
Do vậy, kế hoach phải phù hợp với thời gian đặt ra cho mục tiêu cần đạt
được.

6 bước để có một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả
Để có một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả, cần tuân theo quy trình 6 bước sau:

1. Viết ra ý tưởng kinh doanh cơ bản. .

2. Thu thập tất cả các số liệu bạn có thể có về tính khả thi và chi tiết của ý tưởng kinh doanh của bạn.

3. Tập trung và sàng lọc ý tưởng của mình trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp.

4.
Phác họa các chi tiết về mô hình kinh doanh của bạn. Sử dụng phương
pháp tiếp cận với các câu hỏi “cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào” có
thể giúp ích tốt cho bạn trong việc này.


5.
Làm cho bản kế hoạch thật hấp dẫn để nó không những cung cấp cho bạn
một cái nhìn sâu sắc mà có thể trở thành một công cụ tốt trong khi làm
việc với các mối quan hệ có tầm quan trọng đối với bạn.


6. Kiểm tra xem bản kế hoạch của bạn có bao gồm các yếu tố cần thiết giúp kinh doanh thành công hay không, các yếu tố đó là:



  • một ý tưởng kinh doanh tốt. Một sai lầm phổ biến nhất mà các nhà doanh
    nghiệp thường mắc phải là không chọn đúng ngành kinh doanh để bắt đầu.
    Cách tốt nhất để biết về tương lai của loại hình kinh doanh mà bạn chọn
    là làm việc cho ai đó trong lĩnh vực này trước khi bạn bắt đầu việc kinh
    doanh của riêng mình. Có thể sẽ có một khoảng cách lớn giữa ý tưởng
    kinh doanh doanh của bạn và thực tế.
  • Am hiểu về thị trường của mình
  • Ở trong một ngành kinh doanh ổn định, phát triển và lành mạnh.
  • Có năng lực quản lý.
  • Khả năng kiểm soát về tài chính.
  • Một sự tập trung kiên định vào việc kinh doanh.



Nội dung của bản kế hoạch kinh doanh
Một
bản kế hoạch kinh doanh gồm có 6 yếu tố chính sau: Bản tóm lược, chiến
lược kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, những cơ hội và nguy cơ, thị
trường, chiến lược Marketing.


1. Bản tóm lược

Cần
có một bản tóm tắt toàn bộ kế hoạch kinh doanh súc tích từ 3 đến 4
trang. Trong đó đề cập đến đối tượng dự định kinh doanh là gì, và hiện
tại thị trường của nó như thế nào? Quy mô công ty của bạn ra sao, ước
tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận? Một đôi dòng trình bày về trình độ
học vấn, và các chứng chỉ bằng cấp về người sáng lập cũng là điều rất
cần thiết. Và cần bao nhiêu tiền (nhu cầu tài chính) để tiến hành công
việc kinh doanh và tiền vốn lấy từ đâu?trường.


2. Chiến lược kinh doanh

Xác
định cái đích của công việc kinh doanh là gì: dành một thị phần nhất
định nào đó hay chiếm lĩnh toàn bộ thị trường? Phải xác định rõ bằng
cách nào đạt được mục tiêu đó. Từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh:
nhằm vào những lỗ hổng của thị trường hay định sẽ tung ra thị trường sản
phẩm có giá rẻ hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.


3. Mặt hàng kinh doanh

Xác
định và nêu rõ mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh là gì? Tại sao khách hàng
lại chờ đợi và đón nhận sản phẩm của doanh nghiệp? Những thông tin liên
quan đến tình hình và khả năng phát triển của sản phẩm cũng hết sức
quan trọng. Việc sản xuất sẽ được tiến hành như thế nào? Hệ thống thiết
bị, máy móc nào bạn định đưa vào hoạt động?


4. Những cơ hội và nguy cơ

Phải
lường trước và tính đến mọi khả năng ví dụ như những cơ hội đặc biệt
hoặc những rủi ro có thể phát sinh. Những bản dự tính về doanh thu cũng
như thu nhập thực tế trong vòng 5 năm thường vẫn chưa có được sự đảm bảo
chắc chắn cho nên bạn nên tính toán thật kĩ một lần nữa toàn bộ kế
hoạch phát triển kinh doanh của bạn trong điều kiện thuận lợi và cả
trong những tình huống bất lợi. Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoạt
động kinh doanh của bạn cũng là điều nên lưu tâm.


5. Thị trường

Cần
nhìn nhận thị trường và nhóm đối tượng khách hàng cho sản phẩm kinh
doanh như thế nào? Từ nền tảng này thì mới có thể ước tính được thị
phần của sản phẩm sẽ kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trên thị
trường.


6. Chiến lược Marketing - tiêu thụ sản phẩm

Dự
định đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng như thế nào? Ước lượng
chi phí dành cho Quảng cáo, xúc tiến bán hàng là bao nhiêu?. Do vậy,
loại hình quảng cáo nào sẽ được lựa chọn? Và dịch vụ chăm sóc khách hàng
sẽ hoạt động ra sao? Điều tối quan trọng là giá của mặt hàng hay dịch
vụ bạn sẽ kinh doanh khi đến được tay người tiêu dùng?
Về Đầu Trang Go down
Administrators
Administrator
Administrator
Administrators


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 286
Birthday : 08/07/1989

Join date : 29/11/2011

Age : 34
Nghề Nghiệp : heavent


BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :    BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  I_icon_minitimeSat Mar 03, 2012 9:54 am

hay đấy Hoan ho BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  1514951373
Về Đầu Trang Go down
https://iamhere.123.st
 
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tết này kinh doanh gì???
» Kinh doanh kiểu teen
» 7 công việc kinh doanh chỉ cần vốn 10 triệu đồng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
37 Fly :: Chát...Chít :: Teen Và Thế Giới :: CEO :: Ý tưởng - Sáng tạo-
Chuyển đến 
BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Pro9x_11BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Pro9x_10BÀi 1: 5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả :  Pro9x_13
Rip By Mr. Candy
Free forum | Văn hóa | Khác | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất